Chuyển đến nội dung chính

Gãy xương bánh chè là gì ?

Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi.

Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt.

Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào?

Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè.

Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát thương như bom, mìn, đạn bắn…

Hình ảnh gãy xương bánh chè trên phim Xquang

Triệu chứng gãy xương bánh chè

Khi bị một chấn thương nặng như ngã, va đập vào vật cứng, bị đánh… có thể bị gãy vỡ xương bánh chè với các biểu hiện như sau: đau chói vị trí khớp gối; không nâng chân lên được khỏi mặt ngang nhưng vẫn gấp gối được và đi lại được khi chân duỗi thẳng; chi tổn thương bị biến dạng; ấn có điểm đau chói, có tiếng lạo xạo xương gãy; có dấu hiệu giãn cách xương bánh chè, cử động bất thường; tràn dịch khớp gối; không cử động được động tác duỗi gối. Chụp X-quang thấy xương bánh chè bị gãy.

Gãy xương bánh chè là gì ?
Gãy xương bánh chè là gì ?


Bệnh cần phân biệt với các trường hợp: bong gân khớp gối, trường hợp này bệnh nhân vẫn nhấc gót chân lên được khỏi mặt giường.

Tổn thương sụn chêm: bệnh nhân vẫn đi lại được, nhưng có hiện tượng kẹt khớp tái diễn như đang đi tự nhiên khớp gối bị mắc cứng lại, không gấp duỗi được, phải ngồi nghỉ 2-3 phút, xoa bóp tại chỗ sau đó lại đi được bình thường.

Đứt dây chằng chéo: có dấu hiệu đau vùng khớp gối; bất lực vận động khớp gối gần như hoàn toàn; biến dạng khớp gối; dấu hiệu ngăn kéo ( +).

Biến chứng của gãy xương bánh chè gồm: teo cơ tứ đầu đùi, xơ hoá,vôi hoá dây chằng bao khớp. Hạn chế cử động gấp duỗi khớp gối gây ảnh hưởng xấu tới phục hồi chức năng chi tổn thương. Can lệch xương, gây thoái hoá khớp gối. Viêm mủ khớp gối. Khớp giả.

Chữa trị và phòng bệnh

Trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách dưới 3mm và chênh diện khớp ở mắt sau xương bánh chè dưới 1mm; gãy rạn xương bánh chè. Điều trị bằng cách: chọc hút hết máu tụ trong khớp; bó bột đùi – cổ chân – bàn chân trong tư thế gối duỗi hoàn toàn, thời gian từ 8-10 ngày. Tập vận động theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu gãy xương bánh chè có giãn cách trên 3mm và gãy ngang thì dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị. Kết hợp xương bằng cách xuyên 2 đinh Kirscher song song và buộc néo ép số 8 dựa trên nguyên lý cột trụ của Pauwels.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, cố định vững chắc ổ gãy, tập vận động được sớm, càng tập càng nhanh liền xương và thường tập vận động 2 ngày sau mổ. Khâu cố định xương bánh chè bằng chỉ thép: buộc vòng thép quanh chu vi xương của Berger, dùng cho trường hợp gãy xương bánh chè thành nhiều mảnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cách phòng tránh căng cơ lưng

Hạn chế các công việc nặng nhọc: làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng sẽ gây ra tổn thương đến cơ gân dây chằng ở lưng, do đó không nên làm việc nặng quá sức trong thời gian dài bởi điều đó rất dễ dẫn đến căng và đau cơ lưng. Vận động đúng tư thế: khi rèn luyện thể dục thể thao thì bạn nên chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh tác động đến vùng lưng, không nên đứng quá lâu bởi như vậy lưng sẽ gánh chịu các áp lực lớn của cơ thể, lâu dẫn sẽ dẫn đến căng cơ lưng và gây ra đau. Không nên ngồi quá lâu một chỗ: ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, do đó trong quá trình làm việc thì nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại để các khớp được co duỗi. Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe: nhất là đối với những người làm việc văn phòng thì nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, qua đó giúp các khớp được thư giãn, lưu thông máu đến đốt sống lưng tốt, là cách phòng căng cơ lư

Đau lưng nguy hiểm không?

Ngoài ra đau lưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng về sau.  Các bệnh cột sống: Nếu bị đau vùng cột sống lưng lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn, kèm theo cảm giác đau, tê hay mất cảm giác ở vùng mông, người bệnh khó vận động, đặc biệt là xoay người, cúi thấp… thì có khả năng bị thoát vị đĩa đệm. Nếu bị đau lưng kèm theo tình trạng cứng khớp trong thời gian dài, mức độ ngày càng tăng thì có khả năng bị viêm đốt sống cứng khớp (dính khớp). Viêm cột sống cứng khớp làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra các bệnh như thoái hóa cột sống thắt lưng, lao cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống thắt lưng… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng của rất nhiều người. Bệnh đau thần kinh tọa: Biểu hiện đầu tiên của đau dây thần kinh tọa là xuất hiện các cơn đau vùng thắt lưng, sau đó lan qua hông, xuống chân. Khi bệnh bị nhẹ, người bệnh vẫn có thể v