Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Tìm hiểu gai đôi cột sống bẩm sinh

Căn bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gây những biến chứng như thoát vị tủy hay thoát màng tủy dẫn tới rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị gai đôi cột sống không phát hiện được cho tới khi trưởng thành. Bệnh gai đôi cột sống (hay còn gọi là nứt đốt sống, tách đốt sống) là chỉ tất cả khe hở thấy trên cột sống qua hình ảnh X- Quang thường thấy ở đoạn cột sống thắt lưng. Gai cột đôi cột sống bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh phát triển bất thường trong quá trình mang thai ở phụ nữ.  Gai đôi cột sống gồm có 3 loại là: Gai đôi cột sống thể ẩn; gai đôi cột sống thể nang và thoát vị màng não ở trẻ nhỏ. Ảnh hưởng tiêu cực của gai đôi cột sống bẩm sinh Hiện có khoảng 10-20% dân số bị gai đôi cột sống nhưng đa số đều không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, một vài người có dấu hiệu vẹo cột sống và đau khi vận động. Khi bạn bị loại bệnh gai này có thể dẫn tới liệt hai chân, bị rối loạn cảm giác và rối loạn đại tiểu tiện. Vậy bệnh gai cột sống bẩm sinh có cách nào chữ

Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp cùng đòn

Khớp cùng đòn là một khớp chính trong 5 khớp ở vai, có liên quan đến nhiều rễ thần kinh vùng cổ và phần trên ở lưng và liên quan tới hạch giao cảm cổ. Vậy nên khi dấu hiệu khớp cùng đòn bị thoái hóa người bệnh có thể bắt gặp một số triệu chứng lâm sàng Đau tại vùng khớp vai: tại khớp bị thoái hóa sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đau nhiều về đêm và đau khi nằm nghiêm bên vai bị thoái hóa. Ấn vào thường bị đau buốt và khó cửa động nâng cánh tay lên cao. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp cùng đòn Tê bàn tay cánh tay: thoái hóa khớp cùng đòn có thể gây tổn thương dây thần kinh vùng cổ và cánh tay nên có thể gặp phải tình trạng rê buốt bàn tay, mỏi tay, mỏi cổ, đau mỏi cổ và tay. Khám lâm sàng có thể phát hiện tổn thương gây viêm ở khớp cùng đòn vai hoặc một số dấu hiệu đau nhức tại chỗ. Dựa vào những dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp cùng đòn ở trên khó có thể xác định bệnh chính xác. Do vậy nên để nhận biết bệnh thoái hóa khớp cùng đòn bệnh nhân có thể dựa

Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn

Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn ngày càng phổ biến và đang được xếp hạng là loại phẫu thuật đặc biệt tại các bệnh viện lớn, các trung tâm chấn thương chỉnh hình. Phẫu thuật này bao gồm lấy bỏ phần chỏm của xương đùi, ổ cối của xương chậu (thay khớp toàn phần), và được thay thế bằng các vật liệu nhân tạo. Sau mổ bệnh nhân đỡ đau, cải thiện tình trạng vận động của khớp. Phẫu thuật thay khớp háng thông thường Phẫu thuật thay khớp háng thông thường được tiến hành bằng một đường rạch da khoảng 10-12cm bên cạnh khớp háng. Các cơ được tách và cắt bỏ một phần chỗ bám vừa đủ cùng bao khớp để làm trật khớp. Sau khi tách rộng phần mềm, toàn bộ các diện khớp được bộc lộ. Phẫu thuật viên sẽ lần lượt lấy bỏ chỏm của xương đùi, lấy hết sụn, doa ổ cối đến xương lành. Cup được đóng chặt vào ổ cối và được cố định bằng 2-3 vít.  Một lót bằng nhựa cao phân tử (polyethylene) có bề mặt nhẵn được gắn chặt vào Cup, giúp khớp chuyển động tự do. Tiếp theo phần ống tủy xương đùi được doa rộn

Quan niệm sai lầm về vật lý trị liệu đầu gối

Một vài người cho rằng vật lý trị liệu đầu gối hay những bài tập không mang lại hiệu quả. Thế nhưng, thật ra vật lý trị liệu chỉ không có hiệu quả khi bạn tập sai cách. Đôi khi, bạn cảm thấy lo ngại khi thử một phương pháp mới mà bạn chưa từng trải nghiệm qua trước đó.  Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều liệu trình chữa bệnh và bệnh nhân áp dụng vật lý trị liệu rất thành công. Vì vậy, bạn hãy thoải mái thử và nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Ban đầu, những bài tập trị liệu có thể gây đau ở mức độ nhẹ hay khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy đau và cứng sau mỗi lần trị liệu. Điều này xảy ra do cơ cần phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Đây là điều hoàn toàn bình thường.  Cơn đau có thể xuất hiện trong vòng 24–48 tiếng sau mỗi bài tập trị liệu. Bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách khởi động kỹ trước khi tập để làm giảm những cơn đau này. Các bài tập kéo giãn trước khi tập luyện thường rất

Những cách phòng tránh căng cơ lưng

Hạn chế các công việc nặng nhọc: làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng sẽ gây ra tổn thương đến cơ gân dây chằng ở lưng, do đó không nên làm việc nặng quá sức trong thời gian dài bởi điều đó rất dễ dẫn đến căng và đau cơ lưng. Vận động đúng tư thế: khi rèn luyện thể dục thể thao thì bạn nên chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh tác động đến vùng lưng, không nên đứng quá lâu bởi như vậy lưng sẽ gánh chịu các áp lực lớn của cơ thể, lâu dẫn sẽ dẫn đến căng cơ lưng và gây ra đau. Không nên ngồi quá lâu một chỗ: ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, do đó trong quá trình làm việc thì nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại để các khớp được co duỗi. Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe: nhất là đối với những người làm việc văn phòng thì nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, qua đó giúp các khớp được thư giãn, lưu thông máu đến đốt sống lưng tốt, là cách phòng căng cơ lư

Điều trị co cứng cơ như thế nào ?

Thuật ngữ co cứng thường được dùng để chỉ liệt trung ương nhưng chính xác hơn là sự tăng kháng lực với các vận động thụ động vả thường có các dấu hiệu của tổn thương bó tháp. Co cứng cơ thường là biến chứng của đột quỵ, chấn thương não hoặc tủy, bệnh não chu sinh, và xơ cứng rải rác từng đám.  Lý liệu pháp với chương trình kéo căng thích hợp là quan trọng trong thời gian phục hồi chức năng sau tổn thương neuron vận động trung ương và điều trị tiếp theo ở bệnh nhân; mục đích là ngăn chặn sự co rút của cơ và khớp, có lẽ là điều chỉnh sự co cứng. Điều trị thuốc cũng quan trọng nhưng điều trị cũng có thể làm tăng triệu chứng liệt vận động vì sự tăng trương lực cơ duỗi có tác dụng hỗ trợ cho chi liệt ở các bệnh nhân. Dantrolence làm yếu cơ co cứng do ảnh hưởng đến vai trò của calci. Tránh dùng thuốc này ở những bệnh nhân có chức năng hô hấp kém hoặc bệnh cơ tim nặng.  Liều điều trị khởi đầu là 25 mg ngày 1 lần sau đó cứ 3 ngày tăng liều lên 25 mg tùy theo sự dung nạp thuốc,

Biện pháp phòng tránh trật khớp

Dấu hiệu trật khớp là khớp biến dạng, sưng hay đổi màu, đau đớn và không thể cử động. Trật khớp thường xảy ra trong các môn thể thao như bóng đá và khúc côn cầu, các môn thể thao liên quan đến té ngã như trượt tuyết, đổ đèo, thể dục và bóng chuyền. Trật khớp là một chấn thương mà hai hay nhiều đầu xương mất vị trí bình thường làm cho khớp bị biến dạng và không còn cử động được nữa. Trật khớp phổ biến nhất là khớp vai và khớp ngón tay. Ngoài ra còn có trật khớp khuỷu tay, khớp đầu gối và khớp hông.  Nếu nghi ngờ trật khớp, cần đi khám bệnh nơi trung tâm chuyên khoa để trả xương về vị trí ban đầu. Khi điều trị đúng cách, khớp quay trở lại hoạt động bình thường sau vài tuần nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, một số khớp như khớp vai có nguy cơ trật khớp lại. Cầu thủ bóng rổ và cầu thủ bóng đá thường trật khớp ngón tay và bàn tay do va đập vào quả bóng, vào mặt đất hay vào người khác. Tai nạn xe cũng là nguyên nhân phổ biến gây trật khớp. Té ngã dễ gây trật khớp, nế

Nguy hiểm khi lạm dụng thuốc giảm đau khớp

Ngoài ra, một số bệnh nhân khác lại ưa tìm những bài thuốc dân gian, truyền miệng chữa viêm đau khớp mà không có chứng minh khoa học rõ ràng cũng như không có tác dụng lâu dài, mà ngược lại, nhiều người đã gặp các tác dụng không mong muốn như dị ứng, suy gan, thận… Đau là biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy của tình trạng thoái hóa khớp nói riêng và các bệnh khớp nói chung. Đau tại khớp thường là phản ứng của cơ thể khi hệ cơ xương khớp bị tổn thương. Trong nhiều bệnh khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp,sụn khớp dễ bị hư hại.  Khi sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương mất lớp sụn đệm bảo vệ, hai đầu xương có thể cọ vào nhau khi chúng ta cử động, lúc này có thể nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo và bệnh nhân đau. Đó là một trong các biểu hiện thường gặp của thoái hóa khớp. Phần đông người bệnh thường tùy tiện dùng thuốc giảm đau, kháng viêm khi khớp đau mỏi, khó chịu do thời tiết thay đổi, khi hoạt động nhiều… Một nghiên cứu cho thấy, có đến 70% bệnh nhân đau khớp đã tự ý dù

Tê tay ở phụ nữ mang thai

Tê tay ở phụ nữ mang thai là hiện tượng thường gặp, nhất là từ tháng thứ 5-6 cho đến hết thai kỳ. Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu.  Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi. Một số thai phụ có dấu hiệu bị phù, gây ra hiện tượng ống cổ tay bị sưng nề gây co kéo các dây thần kinh, làm đầu ngón tay bị tê. Tê tay có thể xảy ra do tổn thương hoặc do áp lực ở một trong những dây thần kinh hoặc một phần của dây thần kinh ở tay hoặc cổ tay. Trong vấn đề dinh dưỡng, sự thiếu hay thừa vitamin đều có thể ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên phần lớn các vitamin này được cơ thể hấp thu qua ăn uống và sẽ không thiếu nếu chế độ ăn giàu các vitamin và khoáng chất.  Tê tay ở phụ nữ mang thai Ở một số bà mẹ do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc do nghén nôn nhiều, mắc bệnh đường ruột nên không hấp thu được vitamin và khoáng chất trong thực phẩm dẫn tới bị thiếu hụt thì có thể cần bổ sung ở dạng dược phẩ

Gãy xương bánh chè là gì ?

Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi. Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt. Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào? Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè. Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát t