Chuyển đến nội dung chính

Nguy hiểm khi lạm dụng thuốc giảm đau khớp

Ngoài ra, một số bệnh nhân khác lại ưa tìm những bài thuốc dân gian, truyền miệng chữa viêm đau khớp mà không có chứng minh khoa học rõ ràng cũng như không có tác dụng lâu dài, mà ngược lại, nhiều người đã gặp các tác dụng không mong muốn như dị ứng, suy gan, thận…

Đau là biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy của tình trạng thoái hóa khớp nói riêng và các bệnh khớp nói chung. Đau tại khớp thường là phản ứng của cơ thể khi hệ cơ xương khớp bị tổn thương. Trong nhiều bệnh khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp,sụn khớp dễ bị hư hại. 

Khi sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương mất lớp sụn đệm bảo vệ, hai đầu xương có thể cọ vào nhau khi chúng ta cử động, lúc này có thể nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo và bệnh nhân đau. Đó là một trong các biểu hiện thường gặp của thoái hóa khớp.

Phần đông người bệnh thường tùy tiện dùng thuốc giảm đau, kháng viêm khi khớp đau mỏi, khó chịu do thời tiết thay đổi, khi hoạt động nhiều… Một nghiên cứu cho thấy, có đến 70% bệnh nhân đau khớp đã tự ý dùng các thuốc có corticosteroid , không có chỉ định của bác sỹ. Corticosteroid một loại thuốc có đặc tính chống viêm, thuộc nhóm thuốc độc bảng B có nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm, phải được bác sỹ kê đơn cho những chỉ định đặc biệt.

Giảm đau khớp sai cách gây nguy hại khó lường

Lạm dụng thuốc giảm đau khớp, kháng viêm bệnh nhân khớp dễ đối mặt hàng loạt biến chứng nguy hiểm: loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim…

Nguy hiểm khi lạm dụng thuốc giảm đau khớp
Nguy hiểm khi lạm dụng thuốc giảm đau khớp


Trong bệnh thoái hóa khớp, tổn thương bắt nguồn từ sụn khớp, do vậy cần lưu ý rằng các thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ làm giảm bớt triệu chứng chứ không điều trị từ căn nguyên của bệnh nên sụn khớp vẫn tiếp tục tổn bị thương ngay cả khi cơn đau đã qua đi. 

Do sụn tiếp tục hủy hoại, kéo theo nhiều thành phần khác của khớp cũng ảnh hưởng: viêm màng hoạt dịch, tràn dịch khớp, viêm, đứt dây chằng, biến dạng đầu xương, lệch trục khớp…. Điều này khiến các cơn đau khác tiếp diễn và ngày càng nặng, dẫn đến mất chức năng vận động, và bệnh nhân phải đối mặt với giải pháp cuối cùng: hoặc tàn phế hoặc phải thay khớp nhân tạo. Gãy cột sống phải làm sao http://coxuongkhoppcc.com/gay-cot-song-phai-lam-sao.html

Bên cạnh đó, các bài thuốc “y học cổ truyền” hiện nay thường được truyền miệng, theo kinh nghiệm. Trên thực tế, nhiều loại thuốc này đã bị trộn thêm corticoid… Người bệnh không biết, uống vào thấy dễ chịu, hết đau xương mỏi khớp nhưng một thời gian sau đau lại tái phát. 

Ngoài ra có các biểu hiện không mong muốn của thuốc corticoid như mặt sưng to, đỏ, rối loạn phân bố mỡ (bụng to, gáy bự, chi nhỏ…), phù chi, tăng huyết áp, tăng đường máu, thị lực giảm sút, suy tuyến thượng thận do thuốc…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đồng thời khiến khớp hư hại nặng nề. Vì vậy các bạn cần tìm hiểu những trung tâm y học cổ truyền uy tín để tránh tón kém thời gian và tiền bạc điều trị.

Giảm đau an toàn và điều trị trúng đích

Trong phương pháp chữa trị bệnh khớp, cần đảm bảo song song hai yếu tố: giảm đau an toàn kết hợp điều trị trúng đích trên nguyên nhân gây ra các cơn đau và tình trạng hư hại sụn. Bệnh nhân phải được kiểm soát tốt tình trạng đau viêm, chỉ dùng thuốc giảm đau, kháng viêm ở giai đoạn cấp tính theo hướng dẫn của bác sỹ.

Người bệnh cần được điều trị phục hồi, bảo tồn tối đa sụn khớp trước sự tấn công liên tục của hệ miễn dịch vào các tế bào sụn trong quá trình diễn biến bệnh và cần tránh chấn thương tổn hại tới sụn khớp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gãy xương bánh chè là gì ?

Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi. Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt. Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào? Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè. Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát t

Những cách phòng tránh căng cơ lưng

Hạn chế các công việc nặng nhọc: làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng sẽ gây ra tổn thương đến cơ gân dây chằng ở lưng, do đó không nên làm việc nặng quá sức trong thời gian dài bởi điều đó rất dễ dẫn đến căng và đau cơ lưng. Vận động đúng tư thế: khi rèn luyện thể dục thể thao thì bạn nên chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh tác động đến vùng lưng, không nên đứng quá lâu bởi như vậy lưng sẽ gánh chịu các áp lực lớn của cơ thể, lâu dẫn sẽ dẫn đến căng cơ lưng và gây ra đau. Không nên ngồi quá lâu một chỗ: ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, do đó trong quá trình làm việc thì nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại để các khớp được co duỗi. Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe: nhất là đối với những người làm việc văn phòng thì nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, qua đó giúp các khớp được thư giãn, lưu thông máu đến đốt sống lưng tốt, là cách phòng căng cơ lư

Thực phẩm hỗ trợ liền xương

Bông cải xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị gãy xương vì rất giàu vitamin K. Vitamin K liên kết với các khoáng chất khác để giúp hình thành xương. Vitamin K có thể tăng tốc độ chữa lành các xương bị gãy vì nó là tham gia vào các quá trình khoáng hóa xương Các axit amin cấu thành protein và canxi đều tham gia hỗ trợ quá trình chữa lành xương bị gãy. Axit amin được tìm thấy nhiều trong sữa chua, chẳng hạn như lysine và glutamine, làm tăng hấp thu canxi, làm tăng khối lượng xương. Sữa chua cũng chứa canxi. Đây là khoáng chất vô cùng cần thiết để xương nhanh liền vì xương được tạo thành chủ yếu từ canxi và phốt pho. Axit folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Axit folic có nhiều trong chuối, đậu, rau xanh, cam quýt. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, giăm bông, lúa mỳ, khoai tây, tôm, cá hồi, thịt gà. Vitamin B12 rất cần cho sự hoạt động tế bào xương, vì vậy khi thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương bị yếu. Để b