Chuyển đến nội dung chính

Quan niệm sai lầm về vật lý trị liệu đầu gối

Một vài người cho rằng vật lý trị liệu đầu gối hay những bài tập không mang lại hiệu quả. Thế nhưng, thật ra vật lý trị liệu chỉ không có hiệu quả khi bạn tập sai cách. Đôi khi, bạn cảm thấy lo ngại khi thử một phương pháp mới mà bạn chưa từng trải nghiệm qua trước đó. 

Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều liệu trình chữa bệnh và bệnh nhân áp dụng vật lý trị liệu rất thành công. Vì vậy, bạn hãy thoải mái thử và nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

Ban đầu, những bài tập trị liệu có thể gây đau ở mức độ nhẹ hay khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy đau và cứng sau mỗi lần trị liệu. Điều này xảy ra do cơ cần phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Đây là điều hoàn toàn bình thường. 

Cơn đau có thể xuất hiện trong vòng 24–48 tiếng sau mỗi bài tập trị liệu. Bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách khởi động kỹ trước khi tập để làm giảm những cơn đau này. Các bài tập kéo giãn trước khi tập luyện thường rất hữu ích.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá đau, hay cơn đau nhức cản trở bạn hoàn thành những công việc hằng ngày, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Có thể có vấn đề xảy ra hay do bài tập không phù hợp với bạn.
Đầu gối tôi không đỡ hơn, tôi không nên tiếp tục thực hiện bài tập này?

Mọi thứ đều cần thời gian, đặc biệt là điều trị vật lý trị liệu. Bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện trong vòng 6 tuần. Bạn cần phải gặp bác sĩ lên đến 12 lần. Vật lý trị liệu giúp giảm nhẹ cơn đau, tăng sức mạnh của cơ và chúng sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn.

Quan niệm sai lầm về vật lý trị liệu đầu gối
Quan niệm sai lầm về vật lý trị liệu đầu gối


Có rất nhiều nhà vật lý trị liệu khác nhau làm việc trên nhiều lĩnh vực trị liệu khác nhau bao gồm trị liệu tay (ống cổ tay), trị liệu cơ xương (đau lưng, đau vai, đau đầu gối), trị liệu thần kinh (đột quỵ, tổn thương dây cột sống, bệnh parkinson), tổn thương thể thao, bệnh phụ nữ. 

Họ đều có khả năng và chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Họ thường tham gia tập huấn trên những lĩnh vực riêng. Vì vậy, bạn nên tìm đúng bác sĩ trị liệu trước khi đặt cuộc hẹn nhé.

Cân nặng của bạn có tác động nhất định tới cơn đau đầu gối. Thừa cân khiến đầu gối của bạn chịu nhiều áp lực, làm khớp gối tổn thương, kể cả khi bạn đi lên hay xuống cầu thang. Nghiên cứu cho thấy việc cân nặng dư thừa làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp (chứng rối loạn thường gặp nhất của khớp gối). 

Điều quan trọng chính là những bài tập trị liệu sẽ giúp bạn giảm cân an toàn. Hãy thảo luận với bác sĩ về cân nặng của mình và họ sẽ thiết kế liệu trình chữa trị có phần giảm cân dành cho bạn.

Điều trị cơn đau bằng liệu pháp vật lý trị liệu cần sự kiên nhẫn và hiểu biết của người bệnh. Bạn nên đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống uy tín để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất về vật lý trị liệu và khả năng điều trị của phương pháp này đối với bản thân mình nhé.

►Xem thêm: Căng cơ lưng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gãy xương bánh chè là gì ?

Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi. Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt. Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào? Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè. Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát t

Những cách phòng tránh căng cơ lưng

Hạn chế các công việc nặng nhọc: làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng sẽ gây ra tổn thương đến cơ gân dây chằng ở lưng, do đó không nên làm việc nặng quá sức trong thời gian dài bởi điều đó rất dễ dẫn đến căng và đau cơ lưng. Vận động đúng tư thế: khi rèn luyện thể dục thể thao thì bạn nên chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh tác động đến vùng lưng, không nên đứng quá lâu bởi như vậy lưng sẽ gánh chịu các áp lực lớn của cơ thể, lâu dẫn sẽ dẫn đến căng cơ lưng và gây ra đau. Không nên ngồi quá lâu một chỗ: ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, do đó trong quá trình làm việc thì nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại để các khớp được co duỗi. Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe: nhất là đối với những người làm việc văn phòng thì nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, qua đó giúp các khớp được thư giãn, lưu thông máu đến đốt sống lưng tốt, là cách phòng căng cơ lư

Thực phẩm hỗ trợ liền xương

Bông cải xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị gãy xương vì rất giàu vitamin K. Vitamin K liên kết với các khoáng chất khác để giúp hình thành xương. Vitamin K có thể tăng tốc độ chữa lành các xương bị gãy vì nó là tham gia vào các quá trình khoáng hóa xương Các axit amin cấu thành protein và canxi đều tham gia hỗ trợ quá trình chữa lành xương bị gãy. Axit amin được tìm thấy nhiều trong sữa chua, chẳng hạn như lysine và glutamine, làm tăng hấp thu canxi, làm tăng khối lượng xương. Sữa chua cũng chứa canxi. Đây là khoáng chất vô cùng cần thiết để xương nhanh liền vì xương được tạo thành chủ yếu từ canxi và phốt pho. Axit folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Axit folic có nhiều trong chuối, đậu, rau xanh, cam quýt. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, giăm bông, lúa mỳ, khoai tây, tôm, cá hồi, thịt gà. Vitamin B12 rất cần cho sự hoạt động tế bào xương, vì vậy khi thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương bị yếu. Để b