Chuyển đến nội dung chính

Phương pháp giảm nhức mỏi toàn thân

Một số nguyên nhân thông thường có thể dẫn đến hiện tượng đau mỏi toàn thân là do vận động quá mức, chơi thể thao cường độ cao, do tư thế nằm ngồi không đúng, do ít vận động hay do thời tiết thay đổi (lạnh sâu hay đi mưa bị ướt),… 


Những người làm văn phòng, ngồi trong phòng điều hòa trong thời gian dài và nhiệt độ thấp cũng rất hay gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân do cơ thể bị nhiễm phong hàn, khí huyết lưu thông kém. Những nguyên nhân này sẽ khiến cho các cơ trên cơ thể bị căng cứng, gây nhức mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, thông thường là từ 1 – 3 ngày.

Khi gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy xem xét lại để xác định xem chính xác nguyên nhân đau nhức mỏi là do đâu. Nếu nguyên nhân chỉ là do vận động quá sức, ngồi, nằm không đúng tư thế hay do thời tiết thay đổi thì việc điều trị là khá đơn giản.

Bạn chỉ cần thực hiện một trong những biện pháp sau, kết hợp với việc nghỉ ngơi là cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.

Tắm nước nóng


Tắm nước nóng là một cách thư giãn cơ thể và giải tỏa những căng thẳng thần kinh hiệu quả. Ngoài ra, nước nóng giúp bạn làm giảm và xoa dịu những cơn đau cơ nhanh chóng, cơ thể sẽ thoái mái hơn sau khi tắm. Bạn cũng dễ ngủ hơn nếu ngâm mình trong nước nóng trước khi đi ngủ.


Massage giảm nhức mỏi toàn thân


Massage là một trong những liệu pháp tự nhiên có khả năng giảm đau hiệu quả, kể cả những cơn đau cấp tính hay mãn tính. Những động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, các gân cơ được thả lỏng và giảm đau mỏi, giảm lo âu căng thẳng.

Tập Yoga


Các bài tập Yoga không chỉ giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn mà còn có tác dụng với những cơn đau nhức mỏi toàn thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện liệu pháp thiền định cũng là biện pháp rất tốt để thanh tỉnh đầu óc, tăng cường sự minh mẫn và xua tan những cơn đau.


Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu


Một cách khác mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt hiện tượng đau nhức cơ thể nhanh chóng là xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu. Cơ chế của hình thức này là kích thích vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp cho các cơ bắp được thư giãn, khí huyết được lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nhanh chóng làm giảm cảm giác đau nhức. Việc tăng cường tuần hoàn máu và khí huyết cũng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh, nhờ thế mà bệnh nhân cũng ít khi bị bệnh trở lại.

Không chỉ đối với hiện tượng đau nhức cơ thể, biện pháp này còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý về xương khớp khác, như đau mỏi cổ vai gáy, đau đầu, phồng lồi hay thoát vị đĩa đệm,… Không có sự can thiệp của thuốc nên liệu pháp này cũng rất phù hợp cho những đối tượng không được chỉ định dùng thuốc như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gãy xương bánh chè là gì ?

Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi. Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt. Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào? Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè. Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát t

Những cách phòng tránh căng cơ lưng

Hạn chế các công việc nặng nhọc: làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng sẽ gây ra tổn thương đến cơ gân dây chằng ở lưng, do đó không nên làm việc nặng quá sức trong thời gian dài bởi điều đó rất dễ dẫn đến căng và đau cơ lưng. Vận động đúng tư thế: khi rèn luyện thể dục thể thao thì bạn nên chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh tác động đến vùng lưng, không nên đứng quá lâu bởi như vậy lưng sẽ gánh chịu các áp lực lớn của cơ thể, lâu dẫn sẽ dẫn đến căng cơ lưng và gây ra đau. Không nên ngồi quá lâu một chỗ: ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, do đó trong quá trình làm việc thì nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại để các khớp được co duỗi. Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe: nhất là đối với những người làm việc văn phòng thì nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, qua đó giúp các khớp được thư giãn, lưu thông máu đến đốt sống lưng tốt, là cách phòng căng cơ lư

Thực phẩm hỗ trợ liền xương

Bông cải xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị gãy xương vì rất giàu vitamin K. Vitamin K liên kết với các khoáng chất khác để giúp hình thành xương. Vitamin K có thể tăng tốc độ chữa lành các xương bị gãy vì nó là tham gia vào các quá trình khoáng hóa xương Các axit amin cấu thành protein và canxi đều tham gia hỗ trợ quá trình chữa lành xương bị gãy. Axit amin được tìm thấy nhiều trong sữa chua, chẳng hạn như lysine và glutamine, làm tăng hấp thu canxi, làm tăng khối lượng xương. Sữa chua cũng chứa canxi. Đây là khoáng chất vô cùng cần thiết để xương nhanh liền vì xương được tạo thành chủ yếu từ canxi và phốt pho. Axit folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Axit folic có nhiều trong chuối, đậu, rau xanh, cam quýt. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, giăm bông, lúa mỳ, khoai tây, tôm, cá hồi, thịt gà. Vitamin B12 rất cần cho sự hoạt động tế bào xương, vì vậy khi thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương bị yếu. Để b