Chuyển đến nội dung chính

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa.


Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không.

Nguyên nhân


Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân.

Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra:

Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn…

Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng…

Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp sau cơn đau hoàn toàn có thể lan nhanh dọc theo đường phân bố của nó, tức là lan xuống vùng hông mông, đùi, cẳng chân, ngón chân. Cơn đau có thể biến chuyển sang tê bì, thường xảy ra ở một nửa bên cơ thể.

Vì thế dẫn đến một số hậu quả như rối loạn cảm giác như không cảm nhận được đau khi có tác động từ bên ngoài, rối loạn vận động như đi lại không vững, thậm chí là bại liệt nếu bệnh tiến triển phức tạp và nguy hiểm.

Với những cơn đau như vậy, đương nhiên không dễ dàng gì để người bệnh có thể thực hiện thông thường chứ chưa nói đến tham gia những hoạt động thể dục thể thao.

Tuy nhiên, người mắc đau dây thần kinh tọa rất nên tham gia đi bộ rèn luyện đều đặn

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, nhưng phần lớn, đau dây thần kinh tọa là biến chứng của các loại bệnh xương khớp tại khu vực cột sống thắt lưng. Bệnh liên quan đến xương khớp, nằm cố định không vận động không hẳn là tốt cho tình trạng bệnh, mà chính xác, sự vận động ở mức độ và cường độ thích hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh tích cực.

Cơ xương khớp phải được vận động để trở nên linh hoạt dẻo dai. Một cỗ máy lâu ngày không được mang ra hoạt động chắc chắn sẽ dễ gặp nhiều vấn đề hơn một cỗ máy dù được sử dụng thường xuyên nhưng bảo dưỡng đầy đủ. Đau dây thần kinh tọa vẫn hoàn toàn có thể đi bộ, điều mà người bệnh cần quan tâm là cường độ ra sao, tần suất như thế nào là phù hợp nhất và không gây áp lực quá tải cho sức khỏe.



Mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, nhưng nhìn chung, mỗi ngày một người bệnh chỉ cần dành ra từ 20 đến 30 phút để đi bộ, và đi không quá 1.5km. Điều này rất tốt cho tình trạng bệnh của người đau dây thần kinh tọa, giúp vận động linh hoạt cơ khớp, đĩa đệm, kéo giãn cột sống, giải phóng những chèn ép khá tích cực, và một tác dụng khác là tiêu đốt calo trong cơ thể. Bệnh nhân nếu như nạp vào nhiều năng lượng, dư thừa chất béo mà không có sự luyện tập, dần dần cân nặng tăng lên sẽ càng gây thêm áp lực cho cột sống, khiến những tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong thời gian đi bộ, người bệnh chỉ cần đi lại nhịp nhàng, không cần vội vã, cố gắng để cả cơ thể được vận động đều, giữ tâm trạng thoải mái chứ không phải thể dục nhanh chóng như một nhiệm vụ bắt buộc. Nên đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều tối.

Cũng không cần thiết và không nên đi quá lâu, quãng đường quá dài, việc di chuyển luyện tập với cường độ quá sức như vậy sẽ gây phản tác dụng với bệnh. Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy biểu hiện quá sức như đau đớn, mệt mỏi thì nên dừng lại nghỉ ngơi ngay.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gãy xương bánh chè là gì ?

Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi. Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt. Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào? Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè. Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát t

Những cách phòng tránh căng cơ lưng

Hạn chế các công việc nặng nhọc: làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng sẽ gây ra tổn thương đến cơ gân dây chằng ở lưng, do đó không nên làm việc nặng quá sức trong thời gian dài bởi điều đó rất dễ dẫn đến căng và đau cơ lưng. Vận động đúng tư thế: khi rèn luyện thể dục thể thao thì bạn nên chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh tác động đến vùng lưng, không nên đứng quá lâu bởi như vậy lưng sẽ gánh chịu các áp lực lớn của cơ thể, lâu dẫn sẽ dẫn đến căng cơ lưng và gây ra đau. Không nên ngồi quá lâu một chỗ: ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, do đó trong quá trình làm việc thì nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại để các khớp được co duỗi. Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe: nhất là đối với những người làm việc văn phòng thì nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, qua đó giúp các khớp được thư giãn, lưu thông máu đến đốt sống lưng tốt, là cách phòng căng cơ lư

Thực phẩm hỗ trợ liền xương

Bông cải xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị gãy xương vì rất giàu vitamin K. Vitamin K liên kết với các khoáng chất khác để giúp hình thành xương. Vitamin K có thể tăng tốc độ chữa lành các xương bị gãy vì nó là tham gia vào các quá trình khoáng hóa xương Các axit amin cấu thành protein và canxi đều tham gia hỗ trợ quá trình chữa lành xương bị gãy. Axit amin được tìm thấy nhiều trong sữa chua, chẳng hạn như lysine và glutamine, làm tăng hấp thu canxi, làm tăng khối lượng xương. Sữa chua cũng chứa canxi. Đây là khoáng chất vô cùng cần thiết để xương nhanh liền vì xương được tạo thành chủ yếu từ canxi và phốt pho. Axit folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Axit folic có nhiều trong chuối, đậu, rau xanh, cam quýt. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, giăm bông, lúa mỳ, khoai tây, tôm, cá hồi, thịt gà. Vitamin B12 rất cần cho sự hoạt động tế bào xương, vì vậy khi thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương bị yếu. Để b