Chuyển đến nội dung chính

Biện pháp phòng tránh trật khớp

Dấu hiệu trật khớp là khớp biến dạng, sưng hay đổi màu, đau đớn và không thể cử động. Trật khớp thường xảy ra trong các môn thể thao như bóng đá và khúc côn cầu, các môn thể thao liên quan đến té ngã như trượt tuyết, đổ đèo, thể dục và bóng chuyền.

Trật khớp là một chấn thương mà hai hay nhiều đầu xương mất vị trí bình thường làm cho khớp bị biến dạng và không còn cử động được nữa. Trật khớp phổ biến nhất là khớp vai và khớp ngón tay. Ngoài ra còn có trật khớp khuỷu tay, khớp đầu gối và khớp hông. 

Nếu nghi ngờ trật khớp, cần đi khám bệnh nơi trung tâm chuyên khoa để trả xương về vị trí ban đầu. Khi điều trị đúng cách, khớp quay trở lại hoạt động bình thường sau vài tuần nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, một số khớp như khớp vai có nguy cơ trật khớp lại.

Cầu thủ bóng rổ và cầu thủ bóng đá thường trật khớp ngón tay và bàn tay do va đập vào quả bóng, vào mặt đất hay vào người khác. Tai nạn xe cũng là nguyên nhân phổ biến gây trật khớp. Té ngã dễ gây trật khớp, nếu tác động mạnh mẽ trên một phần cơ thể như hông hoặc vai. 

Yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ khi sinh ra với dây chằng lỏng lẻo hơn so với mọi người. Nhiều trật khớp xảy ra trong quá trình tham gia các môn thể thao mạnh bạo như môn thể dục dụng cụ, đấu vật, bóng rổ và bóng đá. Tai nạn xe cơ giới là nguyên nhân phổ biến gây trật khớp hông, giảm nguy cơ chấn thương bằng cách đeo vành đai chỗ ngồi.

Biện pháp phòng tránh trật khớp
Biện pháp phòng tránh trật khớp


Các biến chứng sai khớp bao gồm rách cơ bắp, dây chằng và gân bao quanh khớp, tổn thương thần kinh hay mạch máu trong khớp, trật khớp lặp đi lặp lại. Nếu dây chằng hay dây gân bị rách, nếu dây thần kinh hay mạch máu bị tổn thương, thầy thuốc cần đến phẫu thuật chỉnh hình.

Sau khi khám kỹ vết thương, thầy thuốc yêu cầu chụp X-quang khớp để tìm nơi trật khớp hay nơi xương bị gãy và các tổn thương khác về khớp. Nếu còn nghi ngờ, thầy thuốc cho chụp cộng hưởng từ MRI nhằm đánh giá thiệt hại cấu trúc mô mềm xung quanh khớp.

Điều trị trật khớp (https://vi.wikipedia.org/wiki/Sai_khớp) phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Thầy thuốc thao tác nhẹ nhàng giúp xương trở về vị trí ban đầu. Tùy thuộc vào mức độ sưng đau, có khi cần gây tê cục bộ hay thậm chí gây mê trước khi thao tác nắn xương. Sau khi xương trở lại vị trí ban đầu, thầy thuốc cần làm bất động khớp bằng nẹp hay băng bột trong vài tuần. 

Thời gian đeo nẹp hay băng bột phụ thuộc vào mức độ tổn thương thần kinh và mạch máu. Nếu thầy thuốc không thể đưa đầu xương bị trật trở về vị trí ban đầu hay nếu mạch máu, dây thần kinh hoặc dây chằng bị tổn thương quá nặng, thầy thuốc cần đến phẫu thuật.

Sau khi thầy thuốc gỡ thanh nẹp hay băng bột, người bệnh cần theo một chương trình phục hồi để lấy lại phạm vi chuyển động và sức mạnh của khớp. Để ngăn ngừa trật khớp, mọi người nên đề phòng té ngã. Nên đi kiểm tra mắt thường xuyên nơi thầy thuốc chuyên khoa, và nếu đang dùng thuốc, nên hỏi thầy thuốc xem có loại thuốc nào gây chóng mặt. 

Ngoài ra, trong nhà cần thắp sáng và loại bỏ bất kỳ mối nguy hiểm nào trên đường đi. Khi lên xuống cầu thang, luôn luôn dùng tay nắm chặt thanh chắn. Mang đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao mạnh bạo. Một khi đã trật khớp, nên cẩn thận vì dễ bị trật lại. Nhằm tránh tái phát, nên theo các bài tập phục hồi chức năng để cải thiện khớp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gãy xương bánh chè là gì ?

Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi. Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối. Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt. Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào? Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè. Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát t

Những cách phòng tránh căng cơ lưng

Hạn chế các công việc nặng nhọc: làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng sẽ gây ra tổn thương đến cơ gân dây chằng ở lưng, do đó không nên làm việc nặng quá sức trong thời gian dài bởi điều đó rất dễ dẫn đến căng và đau cơ lưng. Vận động đúng tư thế: khi rèn luyện thể dục thể thao thì bạn nên chú ý thực hiện đúng tư thế để tránh tác động đến vùng lưng, không nên đứng quá lâu bởi như vậy lưng sẽ gánh chịu các áp lực lớn của cơ thể, lâu dẫn sẽ dẫn đến căng cơ lưng và gây ra đau. Không nên ngồi quá lâu một chỗ: ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, do đó trong quá trình làm việc thì nên thỉnh thoảng đứng lên đi lại để các khớp được co duỗi. Rèn luyện thể dục để tăng cường sức khỏe: nhất là đối với những người làm việc văn phòng thì nên dành ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, qua đó giúp các khớp được thư giãn, lưu thông máu đến đốt sống lưng tốt, là cách phòng căng cơ lư

Thực phẩm hỗ trợ liền xương

Bông cải xanh là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị gãy xương vì rất giàu vitamin K. Vitamin K liên kết với các khoáng chất khác để giúp hình thành xương. Vitamin K có thể tăng tốc độ chữa lành các xương bị gãy vì nó là tham gia vào các quá trình khoáng hóa xương Các axit amin cấu thành protein và canxi đều tham gia hỗ trợ quá trình chữa lành xương bị gãy. Axit amin được tìm thấy nhiều trong sữa chua, chẳng hạn như lysine và glutamine, làm tăng hấp thu canxi, làm tăng khối lượng xương. Sữa chua cũng chứa canxi. Đây là khoáng chất vô cùng cần thiết để xương nhanh liền vì xương được tạo thành chủ yếu từ canxi và phốt pho. Axit folic và vitamin B6 cũng rất cần cho cấu tạo khung xương. Axit folic có nhiều trong chuối, đậu, rau xanh, cam quýt. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, giăm bông, lúa mỳ, khoai tây, tôm, cá hồi, thịt gà. Vitamin B12 rất cần cho sự hoạt động tế bào xương, vì vậy khi thiếu vitamin B12 có thể gây rối loạn hoạt động tế bào xương, khiến xương bị yếu. Để b